Đi tìm thủ phạm đằng sau “chứng bệnh lạ”
Hơn 2 năm qua ông Đoàn Minh Phú (90 tuổi, Kiến Xương, Thái Bình) có một nỗi ám ảnh kỳ lạ “sợ phải uống nước, không dám đi xa”. Căn nguyên bắt đầu từ tháng 3/2020 khi cơ thể có những bất thường về chuyện tiểu tiện. Đó là tình trạng đi tiểu nhiều và liên tục cả ngày lẫn đêm, có những đợt đỉnh điểm lên đến 13 lần. Kéo theo đó là sức khỏe ngày càng suy giảm, từ một người khỏe mạnh, chăm chỉ làm lụng ông Phú nay chỉ còn 35kg và gần như không làm được gì, chỉ cả ngày quẩn quanh gần nhà vệ sinh.
Tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són rất hay gặp ở cả nam giới và phụ nữ sau tuổi 40. Chuyện tiểu tiện cứ ngỡ là “chuyện nhỏ” nhưng trên thực tế kéo theo rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
Câu chuyện của ông Đoàn Minh Phú là một ví dụ điển hình. “Đột nhiên tôi thấy đi tiểu nhiều về ban đêm, có khi đêm đi đến 13 lần, ngày cũng đi liên tục”. Chứng bệnh tiểu đêm, tiểu nhiều như một thứ axit lỏng khiến sức khỏe của ông ngày càng bị bào mòn. Những đêm mất ngủ kéo dài, ăn không ngon, ngủ không yên khiến ông Phú giảm còn 35 kg, không dám đi đâu, khát khô cổ mà không dám uống nước vì sợ phải đi tiểu. Vườn cây trước nhà vốn được ông dành hết tâm huyết để chăm sóc lâu nay cũng bị bỏ bẵng.
Nguy hiểm là vậy nhưng đa phần người bệnh khi gặp phải tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són lại có tâm lý xấu hổ, ngại chia sẻ vì cho rằng đây là vấn đề riêng tư hoặc chủ quan cho rằng đây là bệnh tuổi già, ai rồi cũng mắc. Cũng có trường hợp rất tích cực tìm cách điều trị, ai mách gì cũng thử nhưng điều trị mãi không cải thiện.
Không sợ gì, chỉ sợ phải uống nước!
Ông Đoàn Minh Phú, 90 tuổi ở Kiến Xương, Thái Bình
Tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ sinh hoạt, ảnh hưởng của bệnh lý. Cụ thể như sau:
Uống quá nhiều nước khi gần đến giờ đi ngủ, đặc biệt là thức uống có chứa cồn và caffeine cũng thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể.
Một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây tác dụng phụ là lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều lần cả ban ngày lẫn ban đêm.
Do bệnh lý: bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới, suy thận, đái tháo đường, suy tim, tăng calci máu…
Các nguyên nhân này đều dễ phát hiện và có thể dễ dàng xử lý ngay để chấm dứt tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Tuy nhiên có một bệnh lý khác rất phổ biến nhưng khó phát hiện thông qua siêu âm, chụp chiếu thông thường tại các phòng khám – hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB.
Bàng quang tăng hoạt OAB là gì ?
Theo Hội Niệu học Quốc tế thì bàng quang tăng hoạt OAB hay bàng quang kích thích là nguyên nhân chính gây ra tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát ở cả nam giới và phụ nữ.
Chia sẻ về hội chứng này, chuyên gia trong chương trình Hành trình sống khỏe (phát sóng trên kênh truyền hình VTV2) – Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thế Lương (Bệnh viện Thận Hà Nội) cho biết: đây là một hội chứng liên quan đến cơ năng khi bàng quang của bệnh nhân bị kích thích thường xuyên và liên tục, cộng thêm sự phối hợp giữa bàng quang và niệu đạo không được trơn tru dẫn đến các rối loạn tiểu tiện điển hình:
Tiểu đêm: ít nhất phải dậy 1 lần giữa giấc ngủ để đi tiểu.
Tiểu nhiều lần: số lần đi tiểu vượt 8 – 10 lần.
Cảm giác buồn tiểu gấp, khó nhịn tiểu
Có thể tiểu són, tiểu không tự chủ (tiểu ra ngay mà không kịp vào nhà vệ sinh).
Giải pháp chấm dứt tiểu đêm, tiểu nhiều hiệu quả và an toàn
Với trường hợp tiểu đêm, tiểu nhiều do bàng quang tăng hoạt OAB của bác Đoàn Minh Phú, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thế Lương có một số tư vấn về cách điều trị như sau.
Điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần hiệu quả cần tác động trực tiếp vào “căn nguyên gây bệnh”. Cụ thể ở đây là phải phục hồi chức năng bàng quang, tăng trương lực cơ và ổn định hệ thần kinh chi phối cơ bàng quang và niệu đạo.
Hiện nay xu hướng sử dụng thảo dược tác động toàn diện phục hồi chức năng bàng quang, an toàn khi dùng lâu dài đang được nhiều người áp dụng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, kết hợp tập các bài tập Kegel hay vật lý trị liệu sàn chậu có thể giúp tăng cường cơ vùng chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, giúp cải thiện bệnh tốt nhất.